Văn khấn về nhà mới (nhập trạch) – Mâm cúng, nghi lễ chuẩn

Cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ rất quan trọng trước khi gia chủ chuyển về nhà mới. Bài viết dưới đây của Newtimescity sẽ giới thiệu tất tần tật về lễ cúng nhà mới, mâm cúng, các bài văn khấn về nhà mới chuẩn xác nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết để thực hiện lễ cúng một cách trọn vẹn nhất.

Cúng nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ bao đời nay. Tại sao phải làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới, cúng nhập trạch gồm những gì, bài văn khấn về nhà mới ra sao,…

Vấn đề này khá thú vị, mời các bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của Newtimescity để bỏ túi một số kinh nghiệm cho riêng mình nhé!

Tại sao phải cúng về nhà mới?

Đôi nét về cúng nhập trạch (lễ cúng về nhà mới)

Nhập trạch có nguồn gốc Hán Việt, trong đó “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” có nghĩa là nhà. Hiểu nôm na “nhập trạch” là dọn vào nhà mới (kể cả nhà mới xây, nhà mới mua, phòng trọ, chung cư hay văn phòng làm việc).

cúng nhập trạch

Việc nhập trạch hay lễ cúng về nhà mới giống như việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản; nhằm mong họ phù hộ mọi việc bình an, thuận lợi.

Đây cũng là một trong những nghi lễ truyền thống được lưu truyền từ hàng nghìn đời nay của dân tộc Việt Nam.

Tại sao phải cúng về nhà mới?

Theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất đều có thần linh và thổ địa cai quản. Vì vậy, tổ chức lễ cúng vào nhà mới thực sự rất quan trọng.

Việc làm lễ cúng về nhà mới mang ý nghĩa như là sự báo cáo, xin phép các vị thần linh và gia tiên cho gia chủ được chuyển đến nơi ở mới “xuôi chèo mát mái”.

Cúng về nhà mới còn để di dời Cửu Huyền Thất Tổ, bàn thờ ông Táo, Thổ địa, Thần tài về nơi ở mới và tiếp tục phù hộ cho gia chủ.

Tại sao phải cúng về nhà mới

Đồng thời, lễ cúng cũng là cách tiễn đưa nhưng vong hồn còn sót lại tại mảnh đất và bài trừ những tà khí trong ngôi nhà để tránh bị phá quấy khi sinh sống.

Ngoài ra, tổ chức đúng nghi lễ cúng về nhà mới giúp gia chủ cảm thấy yên tâm hơn về tinh thần và hy vọng gia tiên và các vị thần linh luôn mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình.

Về nhà mới cúng gì? Cúng nhà mới gồm những gì?

Dù ở vùng nào, gia đình có điều kiện hay không thì mâm lễ cúng nhập trạch (cúng về nhà mới) cũng cần được chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ.

Tuy nhiên, lễ vật cúng nhập trạch không cần cầu kỳ hoa mỹ. Thông thường, lễ vật xuất hiện trong mâm cúng nhập trạch của gia đình Việt bao gồm mâm hương hoa, mâm ngũ quả và mâm thức ăn. Cụ thể như sau:

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây tươi ngon được sắp xếp một cách đẹp mắt.

Đặc biệt, mâm ngũ quả không nhất thiết phải hội tụ đủ 5 loại trái cây. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, gia chủ có thể thêm hoặc bớt tùy ý. Miễn sao trình bày mâm trái cây chỉn chu, đẹp mắt là được.

Về nhà mới cúng gì

Mâm hương hoa

  • 1 bình hoa tươi (thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền,…)
  • 1 cặp đèn cầy đỏ
  • 3 miếng trầu đã têm
  • Vàng mã
  • Nhang
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

Mâm thức ăn

Cúng nhập trạch về nhà mới quan trọng là lòng thành chứ không phải là giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vì vậy, gia chủ có thể lựa chọn mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn đều được.

Mâm chay có thể là rau củ xào, đậu hũ, xôi đậu, canh rau củ chay,…

Mâm mặn gồm có:

  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc)
  • Xôi
  • Gà luộc nguyên con
  • 3 chén trà
  • 3 chén rượu
  • 3 điếu thuốc
  • (Các món mặn khác theo ý muốn của chủ gia đình)

Về nhà mới cúng gì

Văn khấn về nhà mới

Dựa trên những tư liệu và một số nhà nghiên cứu về tâm linh phật học, Newtimescity đã tổng hợp lại các bài văn khấn về nhà mới một cách chính xác nhất.

Đặc biệt, trong quá trình tổ chức lễ cúng, gia chủ cần đọc đúng bài văn khấn, đọc tròn vành rõ chữ để thể hiện lòng thành kính với bề trên.

Ngay bây giờ, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Văn khăn về nhà mới thuê

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Con kính lạy chư vị Tôn thần

Con kính lạy chư vị Thần linh cai quản trong khu vực này

Chúng con là: ………………

Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. là ngày lành tháng tốt chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, quả cau lá trầu, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần.

Con kính cẩn các vị Thần linh, thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được chuyển vào nhà mới tại: ………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu.

Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia đạo thuận hòa, an ninh, khang thái, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Chúng con kính mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, gia đình mạnh khỏe, thịnh vượng, tài lộc dồi dào.

Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật ! (lặp lại 3 lần)

Văn khăn về nhà mới thuê

Văn khấn về nhà mới xây

Nam mô a di đà Phật!

Kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần

Kính mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………..

Ngụ tại: ……………………………

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Văn khấn về nhà mới xây

Văn khấn ông Táo về nhà mới mua

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời! Con lạy mười phương Đất

Con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …..

Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là: …..

Chúng con thành tâm sắm mâm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thời, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Văn khấn ông Táo về nhà mới mua

Văn khấn bốc bát hương về nhà mới

Nam mô a di đà Phật (lặp lại 3 lần)

Chúng con xin kính cẩn lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Chúng con xin kính cẩn lạy Hoàng thiên

Chúng con xin kính cẩn lạy Hậu thổ chư vị Tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Chúng con xin kính cẩn lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ

Chúng con xin kính cẩn lạy Phúc đức tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại địa chỉ: …

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……

Tín chủ chúng con thành tâm sửa lễ vật, hương đèn, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương dâng lên trước án. Trước án chư vị tôn thần tín chủ chúng con kính cẩn tấu trình:

Trong suốt thời gian qua tín chủ chúng con sinh sống tại………. đã được sự chở che, phù hộ của các ngài. Bây giờ, tín chủ chúng con chuyển sang nơi ở mới, bàn thờ mới đã được tập trung tại địa chỉ ….. nên tín chủ chúng con xin được dỡ bỏ bàn thờ tại …

Tín chủ chúng con thành tâm kính mời các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, hiển linh trước án, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con an lạc, mọi việc được hanh thông. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi mình xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Văn khấn bốc bát hương về nhà mới

Văn khấn về văn phòng cơ quan mới

Chúng con thành tâm kính lạy chín phương Trời, các ngài mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiên Thái tuế đức Tôn thần

Con kính lậy các ngài Bán cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần

Chúng con kính lạy các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Hôm nay là ngày ..… tháng ….. năm ….., tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con chuyển văn phòng mới ở tại xứ này ….  (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt.

Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh,… cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời các ngài quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này phù hộ linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Văn khấn về văn phòng cơ quan mới

Cách cúng nhập trạch, cách cúng về nhà mới

Cúng nhập trạch, cúng về nhà mới không phải là chuyện đùa nên cần được tổ chức một cách trang nghiêm, có bài bản.

Dưới đây là hướng dẫn cách làm lễ nhập nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất mà bạn có thể tham khảo.

  • Việc đầu tiên trong lễ nhập cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Chủ nhà (trụ cột gia đình) là người bước qua lò than vào nhà đầu tiên (chân trái trước, chân phải sau) trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
  • Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, tay cầm theo các vật thờ cúng còn lại như chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn,… Tuyệt đối không ai được đi tay không.
  • Khi bước vào nhà cần bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa. Điều này tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
  • Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần tài – Thổ địa ngay ngắn và bày mâm cúng ở giữa nhà.
  • Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.
  • Trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước sôi phà trà. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới.
  • Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro. Bạn hãy giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ.

Ngay sau khi lễ khấn nhập trạch đã hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp như ý muốn.

Cách cúng nhập trạch cách cúng về nhà mới

Xem thêm: Cắt tóc ngày nào tốt để rước lộc đầy nhà? Những lưu ý khi chọn ngày cắt tóc

Một số lưu ý khi nhập trạch, cúng về nhà mới

Newtimescity xin liệt kê một số điều cần lưu ý khi nhập trạch, cúng về nhà mới để đảm bảo thực hiện đúng nghi thức lễ và tránh sự bất an cho gia chủ.

Nếu gia chủ chỉ tiến hành cúng nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa chuyển tới ở thì cần phải ngủ ở nhà mới 1 đêm. Đồng thời, thường xuyên đến thắp nhang, chăm sóc ngôi nhà để tạo sinh khí.

Làm mọi hoạt động cẩn thận, tránh rơi hay vỡ đồ dùng. Cẩn thận cháy nổ khi đốt lò than và vàng mã.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuổi Dần và phụ nữ có thai không được phụ dọn dẹp nhưng vẫn không kiêng kỵ tham gia buổi cúng.

Một số lưu ý khi nhập trạch

Điều quan trọng là dù có mệt bạn cũng không ngủ trưa lại nhà mới. Vì theo quan niệm của dân gian, đây là hành động thể hiện sự lười nhác và nhất định phải tránh.

Ngoài ra, bạn và gia đình hãy luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, chỉ nên nói những điều tốt đẹp trong thời gian nhập trạch.

Câu hỏi thường gặp

Về nhà mới kiêng gì?

Một số điều kiêng kỵ cần biết khi về nhà mới là không cãi nhau, nói điều xui rủi; không dùng chổi cũ đến quét nhà mới; không chuyển nhà vào ban đêm; không nên trễ giờ chuyển nhà, không mang tay không đến dọn nhà mới, không nấu ăn bằng bếp điện trong ngày đầu.

Về nhà mới lấy ngày cần chuẩn bị những gì?

Chọn ngày tốt để làm lễ nhập trạch lấy ngày, chuẩn bị mâm đồ cúng nhập trạch, chuyển bàn thờ gia tiên, sắp xếp bài văn khấn về nhà mới và chuẩn vị các dụng cụ vật phẩm khác.

Về nhà mới mua cây gì?

Những loại cây mang vận khí tốt khi về nhà mới nhiều vô số kể, tiêu biểu như cây kim tiền, lưỡi hổ, phú quý, thường xuân, lan ý, dây nhện, trầu bà, hồng môn,…

Như vậy, bài viết chia sẻ trên đây đã giới thiệu đầy đủ các thông tin liên quan đến chủ đề văn khấn về nhà mới (cúng nhập trạch). Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ những thủ tục, mâm cúng, những điều cần tránh,… khi cúng nhập trạch nhà mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *