Tụng Kinh Dược Sư tại nhà: Sự linh ứng và nghi thức cần biết

Việc trì tụng Kinh Dược Sư tại nhà có thể mang đến sự khai sáng trong tâm hồn và mở rộng trí tuệ của mỗi con người. Vậy ngoài những điều đó, Kinh Dược Sư còn có những ý nghĩa nào khác và cách thức tụng làm sao cho đúng nhất.

Sau đây, Newtimescity sẽ giúp cho mọi người biết thêm nhiều thông tin hơn về việc trì tụng Kinh Dược Sư.

Kinh Dược Sư là gì?

Để giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về thần chú Dược Sư và ý nghĩa của bộ Kinh này thì trước hết chúng ta sẽ đến với việc trả lời câu hỏi Kinh Dược Sư có nghĩa là gì nhé.

Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư là gì?

Tên đầy đủ của Kinh Dược Sư đó là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Hiện nay, khi về đến Việt Nam cũng đã được chuyển sang bản dịch tiếng Việt và vẫn giữ nguyên được cấu trúc chữ Hán. Điều này có thể giúp cho việc tụng niệm được thuận tiện và dễ dàng hơn.

Trước đây, chú Dược Sư đã được dịch lại từ bản tiếng Hán của ngài Huyền Trang và đây cũng chính là bản dịch được sử dụng phổ biến nhất.

Bên cạnh đó cũng có một số bản dịch khác tại Trung Quốc đó là:

Bản dịch Người dịch
Đông Tấn (năm 317-322) Ngài Miên thi lợi Mật đa la
Đời Lưu Tấn (năm 457) Ngài Huệ Giản
Đời Tùy (năm 615) Đạt ma cấp đa
Vào năm 707 Ngài Nghĩa Tịnh

Ý nghĩa kinh Dược Sư

Đức Phật đã nói bằng thiên nhãn thông của mình rằng cách đây hơn mười căn dà sa (cõi Phật xa vô tận) có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly. Nơi này có một giáo chủ tên là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang của Ngài có ý nghĩa như sau. Dược Sư là một vị thầy thuốc, Lưu Ly là viên ngọc màu xanh trong suốt và Quang là những tia sáng, ánh sáng.

Ngài lấy danh hiệu này như là một vị thầy thuốc mang đến tia sáng của sự hy vọng, ban phát “phúc – lộc – thọ” và lấy pháp dược của mình để chữa các bệnh vô minh, ác nghiệp cho chúng sanh.

Hướng dẫn tụng kinh Dược Sư tại nhà

Bất kể người nào cũng có thể tụng Kinh Dược Sư. Đối với các Phật Tử khi hành tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thì trước hết cần phải thành kính và tôn thờ Đức Phật Dược.

Thứ hai, phải tắm rửa thật sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trang (mặc đồ lam càng tốt), thành tâm đảnh lễ, cúng dâng hương hoa trái cây, đèn đầy đủ. Phải chỉn chu trong từng hành vi, từng tư thế.

Thứ ba, khi trì tụng không nên đọc suông mà hãy vừa tụng, vừa suy ngẫm và sau đó hãy làm theo những lời Ngài khuyên răn. Luôn hướng tâm trong sạch, làm những việc thiện cho đời, giữ gìn các giới luật. Sống trọng đạo và tu trong tâm.

Hướng dẫn tụng kinh Dược Sư tại nhàThần chú Dược Sư

“Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xả, lũ lô thích lưu ly bác lặc bà, hắc ra xà giả

Đát tha yết đa a, a ra hắc đế

Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha

Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha”

Chú Dược Sư hay còn được gọi với tên nữa là Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn. Bài chú này mang đến cho con người sự giác ngộ nếu thật sự có niềm tin.

Khi niệm chú này sẽ được tiêu tan đi những ác nghiệp đã tạo, hóa giải bệnh tật đau đớn, mang đến sự nhẹ nhàng, bình an trong tâm hồn và khai sáng trí tuệ.

Thần chú Dược Sư

Xem thêm:

  • Văn khấn rằm tháng 7 hiệu nghiệm nhất | Trong nhà, ngoài trời
  • Văn khấn rằm tháng 8 – Mâm cỗ, bài cúng đúng chuẩn thì cầu gì được nấy
  • Văn khấn xin tỉa chân nhang, bao sái ban thờ gia tiên chuẩn nhất

Kinh Dược sư (có chữ)

NGUYỆN HƯƠNG

Đốt nén tâm hương trước Phật đài,

Ngũ phần dâng trọn Đức Như Lai.

Cầu xin nhân loại lên bờ giác,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Đốt nén tâm hương cúng Phật Đà,

Lòng thành gởi tận chốn bao la.

Cầu xin Tam Bảo thường gia hộ,

Đạo pháp hoằng thông đến mọi nhà.

Đốt nén tâm hương ở Ta bà,

Nhớ lời di huấn Đức Thích Ca.

Cầu xin Bồ Tát Tùng Địa Xuất,

Thầm giúp cho người tụng Pháp Hoa.

NAM MÔ HƯƠNG CÚNG DƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

TÁN PHẬT

Tâm Thế Tôn mảy trần không bợn,

Thân của Ngài vô tận phước lành.

Từ bi cứu khổ độ sanh,

Chúng con đảnh lễ chí thành quy y.

LỄ PHẬT

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá, Hiện, Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo (1 lạy).

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư tôn Bồ tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy).

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Đông phương Giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát, Cứu Thoát Bồ tát, Dược Sư hội thượng Phật Bồ tát (1 lạy).

TÁN DƯƠNG CHI

Cành dương nước pháp rưới ba ngàn

Quan Âm cam lộ cứu trần gian

Trời người trong sạch vào pháp giới

Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng.

NAM MÔ THANH LƯƠNG ĐỊA BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

Đà la ni của tâm đại bi vô ngại:

Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo. Nguyện theo Bồ tát Quan Âm, vì Ngài có đủ sức mạnh của tâm đại bi. Con xin quy y với đấng cứu giúp loài người ra khỏi tai nạn. Vì Ngài có đủ thần lực nên gọi là Đấng toàn năng.

Con xin trì tụng thần chú của Ngài. Thần chú làm cho chúng sanh được an vui lợi ích. Thần chú rất là thù thắng, vì nó làm cho ác ma không thể tới gần; thật là linh nghiệm vì nó có thể tịnh hóa thế giới sanh tử luân hồi.

Hãy tụng Thần chú như sau: Cúi xin Đấng sáng chói, Đấng có trí tuệ sáng chói, Đấng siêu thoát thế gian, Bậc sư tử vương, Bậc Bồ tát vĩ đại! Xin Ngài hãy ức niệm chơn ngôn, trì tụng chơn ngôn, làm cho chơn ngôn linh nghiệm.

Đấng tối thắng, hỡi Đấng tối thắng! Xin Ngài làm cho thần chú linh nghiệm.

Đấng đại tự tại! Xin Ngài phát huy sức mạnh thần thông tự tại. Xin Ngài phát huy sức mạnh đại tự tại.

Đấng không ô nhiễm, Đấng xa rời trần cấu, Đấng có thân hình không ô nhiễm! Hãy đến, xin Ngài xuất hiện.

Đấng tự tại trong đời! Xin Ngài trừ độc tham lam, trừ độc sân hận, trừ độc ngu si tham ái, trừ sạch phiền não nhiễm ô.

Đấng sư tử vương! Xin Ngài xuất hiện, tiến lên, hãy tiến lên.

Đấng giác ngộ! Xin Ngài làm cho chúng sanh giác ngộ.

Đấng có đầy đủ lòng từ! Chúng con muốn được thấy Ngài, lạy Ngài.Xin Ngài ban cho an vui hạnh phúc, mọi điều mong ước đều được thành tựu.

Bậc thành tựu đệ nhất! Xin ban cho con thiền định an vui, sức mạnh vô cùng.

Đấng thành tựu vĩ đại! Người mặc giáp đen, mình choàng da hổ, tay cầm hoa sen, tay cầm kim cang, tay cầm pháp loa giác ngộ mọi người, tay cầm tích trượng chiến đấu và cũng chiến thắng, bên tả thì có mãnh thú, bên hữu lại có sư tử trợ lực. Xin ban cho con an vui, hạnh phúc.

Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo. Con xin quy y Bồ tát Quan Âm, tất cả ước mơ đều được thành tựu.

Thật linh nghiệm, thần chú thật linh nghiệm, thần chú của Đấng toàn năng thật là linh nghiệm.

NAM MÔ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (3 lần)

TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ

Con xin quy mạng đảnh lễ chư Phật nói pháp thanh tịnh vi diệu.

Này Hư không! Hãy uống cạn tất cả họa tai, hãy làm sạch tất cả họa tai.

Này Sức nóng! Hãy phát hỏa, phát hỏa thiêu đốt tất cả họa tai, đốt sạch tai họa.

Này Tinh tú! Hãy xuất hiện, xuất hiện để tiêu trừ họa tai đen tối, làm cho bầu trời trong sáng, an lành, thật an lành.

NAM MÔ TIÊU TAI GIÁNG KIẾT TƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

Kinh Dược Sư có chữ

TÁN HƯƠNG

Lò hương vừa bén gỗ chiên đàn

Khói thơm ngào ngạt khắp trần gian

Ba ngàn thế giới đều thanh tịnh

Mười phương chư Phật hiện thân vàng

NAM MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

KHAI KINH

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT (3 lần)

Kính lạy Đức Thế Tôn

Quy mạng mười phương Phật

Con nay phát đại nguyện

Thọ trì kinh Dược Sư

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có kẻ thấy nghe

Đều phát tâm Bồ đề

Khi mãn Báo thân này

Sanh vào các Tịnh độ.

NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

KINH DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG NHƯ LAI BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC

Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật châu du giáo hóa đến thành Quảng Nghiêm dưới cây tiếng nhạc, cùng với tám ngàn Tỳ kheo, ba vạn sáu ngàn Bồ tát, bát bộ Thiên long, người với quỷ thần, Bà la môn, cư sĩ, quốc vương, đại thần cung kính thỉnh Phật thuyết pháp.

Bấy giờ Văn Thù Bồ tát nương Phật thần lực, quỳ gối chắp tay, hướng Phật, bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Cúi xin nói rõ danh hiệu, bổn nguyện, công đức thù thắng của các Đức Phật, để cho mọi người theo đó tu hành, được sanh công đức và nêu gương tốt cho chúng đời sau”.

Đức Phật liền bảo: “Hay thay, hay thay, Văn Thù Sư Lợi! Ông muốn Ta nói danh hiệu, bổn nguyện, công đức chư Phật cho chúng hữu tình khỏi bị nghiệp chướng buộc ràng, luôn được bình an trong đời Tượng pháp. Ông nên lóng nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ vì ông mà nói”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bạch rằng: “Chúng con muốn nghe. Cúi xin Thế Tôn mở lòng chỉ giáo”.

Đức Phật liền bảo: “Này Văn Thù Sư Lợi, từ đây hướng đến phương Đông cách mười muôn ức cõi nước chư Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly; Giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Mọi người tôn kính, vì Ngài biết rõ thật tướng các pháp, giải được mọi việc xảy ra trong đời và vượt khó khăn, làm Thầy Trời người, là bậc tôn quý. Khi còn tu hạnh Bồ tát, có phát Mười hai Đại nguyện khiến cho hữu tình cầu chi được nấy.

THỨ NHẤT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, hào quang của Ta chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, khiến chúng hữu tình thấy ánh quang này, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, siêng tu Lục độ, rời biển trần khổ, vào chốn Niết Bàn.

THỨ HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, thân Ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang rực rỡ chiếu khắp mười phương. Các chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân Ta và được an lành, tùy tâm mãn nguyện.

THỨ BA: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, dùng trí phương tiện dạy chúng hữu tình khiến tin lẫn nhau, làm cho dân giàu nước mạnh.

THỨ TƯ: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình tu theo tà đạo, thì Ta khiến họ trở về chánh đạo. Nếu theo nhị thừa, thì Ta khiến họ cầu Vô thượng giác.

THỨ NĂM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình ở trong giáo pháp tu hạnh thanh tịnh, thì Ta khiến họ đầy đủ Tam tụ tịnh giới. Nếu ai hủy phạm mà nghe danh Ta, tâm liền thanh tịnh, không đọa ác đạo.

THỨ SÁU: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình thân hình hèn hạ, không đủ sáu căn, xấu xí, khờ khạo, tai điếc, mắt mù, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng, chịu nhiều khổ não. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân hình đoan chánh, trí huệ sáng suốt.

THỨ BẢY: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không chỗ cậy nhờ, nghèo cùng khốn khổ. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân tâm thanh tịnh, quyến thuộc sum vầy.

THỨ TÁM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang thân phụ nữ chịu nhiều đau khổ, muốn cầu ra khỏi, nghe được danh Ta, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, tiến đến Vô thượng Bồ đề.

THỨ CHÍN: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình sa vào lưới ma, tà giáo ràng buộc, Ta dùng phương tiện khai thị cho họ, khiến khỏi đường mê, tu hạnh Bồ tát, chứng quả Vô thượng Bồ đề.

THỨ MƯỜI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình do vì vô minh phạm phải sai lầm, nên bị giam cầm, chịu nhiều đau khổ. Nghe được danh Ta, tất cả khổ ấy liền được tiêu trừ.

THỨ MƯỜI MỘT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng, đói khát, vì cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật, khiến cho họ được Vô thượng Bồ đề.

THỨ MƯỜI HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng hèn hạ, không có áo mặc, muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh dãi dầu. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ đồ dùng, y phục tốt đẹp, của báu dư thừa.

“Lại này Văn Thù Sư Lợi! Công đức của Phật Dược Sư không thể nghĩ bàn. Vì thế các ông nên khuyên chúng sanh nguyện về cõi Tịnh của Phật Dược Sư. Vĩ cõi Phật ấy, đất bằng lưu ly, cây báu thẳng hàng cũng như Tịnh Độ của Phật Di Đà, là nơi hội ngộ của nhiều Bồ tát Nhứt sanh bổ xứ, dưới sự hướng dẫn của hai Bồ tát Nhựt Quang Biến Chiếu, Nguyệt Quang Biến Chiếu là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp của Phật Dược Sư.

“Văn Thù Sư Lợi! Ở thế giới này lại có nhiều người không biết lành dữ, ôm lòng bỏn sẻn, thiếu hẳn đức tin, không ưa bố thí, tham lam, ích kỷ, cướp đoạt của người. Sau khi qua đời, sanh làm ngạ quỷ, đói khát, khổ sở, nhớ niệm danh hiệu của Phật Dược Sư, sanh lại làm người. Nhờ công đức ấy, nhớ khổ ngạ quỷ, nên hành bố thí, giúp kẻ nghèo cùng, tăng trưởng thiện căn, tu Bồ tát pháp.

“Lại nữa, trong đời ngũ trược, có kẻ phá giới, làm mất chánh kiến, khen mình, chê người, tôn thờ ác quỷ, làm bạn với ma, khi chết lại sa ác đạo. Nếu nghe danh hiệu của Phật Dược Sư, liền khỏi đường mê, bờ giác quay về, xuất gia học đạo, kính thờ Tam Bảo, học rộng nghe nhiều, thành tựu Lục độ cao siêu, chóng lên bờ giác.

“Ở trường hợp khác, nếu bị kẻ ác nhờ cậy quỷ thần, hoặc là phù thủy, yếm đối trù ẻo, khổ sở vô cùng. Nếu tụng Dược Sư tiêu tai thần chú, thì kẻ hung dữ cũng phải hiền lành và phát lòng thành quy y Tam Bảo.

“Nếu có Phật tử tu theo Tịnh độ pháp môn, nhưng chưa quyết tâm, đến lúc mạng chung mà nghe danh xưng NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT, DƯỢC SƯ PHẬT, thì cũng sẽ được Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dương Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, từ khắp mười phương chỉ lối đưa đường đến ao Thất bảo, sanh trong sen báu của Phật Di Đà, hoặc lên cõi trời, đời đời hưởng phước. Tuổi trời khi hết, sanh lại làm nhân gian, làm Chuyển luân vương, được người tôn kính. Bốn phương yên tĩnh, không có ác ma, khuyến hóa mọi nhà siêng tu thập thiện, ba nghiệp thanh tịnh, đủ tướng trượng phu.

“Lại này Văn Thù Sư Lợi! Sau khi thành đạo, Đức Phật Dược Sư phát tâm đại từ, liền vào Chánh định, hóa Phật trên đỉnh, thuyết Đà la ni Thần chú Tiêu tai, khiến cho ba cõi bốn loài không còn những bệnh quái ác. Nếu chư Bồ tát sanh ở đời sau, gặp bệnh nan y, nên trì chú này vào bát nước sạch, không có vi trùng, cho bệnh nhân dùng, liền được khỏe mạnh. Bồ tát đa hạnh làm thuốc cứu người, phước nhiều vô lượng, hiện đời được người kính trọng; chết lại theo Phật Dược Sư, tinh tấn siêng tu, sẽ thành Vô thượng Chánh giác”.

Bấy giờ Văn Thù Bồ tát xin Phật truyền bá kinh này, giải ách trừ tai, cứu đời mở đạo.

Đức Phật lại bảo: “Nếu có người nào cúng dường cầu phước, thì trước phải tạo bảy tượng của Phật Dược Sư để trên tòa cao, rải hoa dâng hương, đốt đèn tục mạng. Giữ tâm thanh tịnh, không giận, không buồn, thương xót chúng sanh, khởi tâm cứu hộ. Luôn nhớ bổn nguyện công đức của Phật Dược Sư, đọc tụng, suy tư, dạy người làm phước, thì được công đức không thể nghĩ bàn.

“Nếu ở thế gian, vượt núi băng ngàn, luôn gặp tai nạn, nước trôi, lửa cháy, quan lại hành hình, dưới biển cá kình, trên non hổ dữ, sư tử,độc xà, giặc giã khắp nơi, hết đường chạy thoát. Nhờ có căn lành đời trước, nên nhớ danh hiệu của Phật Dược Sư, trừ tai thần chú, nhiếp niệm thọ trì, tất cả tội này theo đây tan mất.

“Nếu có Phật tử lỡ phạm cấm giới, sợ đọa tam đồ, kính trọng tôn thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Nhờ công đức này, khỏi đường sanh tử.

“Nếu có phụ nữ chịu khổ lúc sanh, sức lực tiêu tan, tưởng chừng phải chết. Nhờ phước đời trước, nghe được danh hiệu của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, liền hết khổ đau, hạ sanh mau lẹ, mẹ con bình an”.

Phật hỏi A Nan có tin việc ấy? A Nan đứng dậy mà bạch Phật rằng: “Mặt trăng nóng lên, mặt trời lạnh lại, lời nói Như Lai không bao giờ sai. Nhưng chúng đời sau tánh hay tự cao, không tin lời Phật, sẽ bị đọa lạc ở chốn tam đồ”.

Bấy giờ, trong chúng hội này có một Bồ tát tên là Cứu Thoát quỳ gối chắp tay bạch với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, những người đau khổ, bệnh nặng, ốm gầy; bà con, bạn bè hết lòng cứu chữa, mà vẫn không khỏi, lại thấy sứ giả Diêm Ma sau khi kiểm tra đưa hồn về địa phủ đang chờ xét xử. Nếu có Phật tử vì người bệnh này, rước đủ bảy Thầy, treo phan tục mạng, hết lòng cầu nguyện Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Thần thức người này có thể trở lại, nhớ rõ mọi việc ở chốn âm ty; cho nên từ đây siêng năng tu phước, dẫu sanh trong đời ngũ trược mà vẫn an lành”.

Bấy giờ, A Nan muốn hiểu rõ ràng về đèn cứu mạng cùng với thần phan, làm sao giải oan cho người đã chết.

Cứu Thoát Bồ tát bạch Đức A Nan, ở trong thế gian nếu có kẻ bệnh, muốn được bình an, tất cả người thân phải giữ tám phần trai giới, mở kho bố thí, cúng dường chúng Tăng, lập đàn treo phan tục mạng trước bảy hình tượng của Phật Dược Sư, bốn mươi chín ngày đêm đốt đèn bổn mạng. Chư Tăng cầu nguyện, lễ Phật Dược Sư, giải ách trừ tai thần chú. Làm đủ việc ấy, bệnh khổ tiêu trừ.

Bấy giờ, A Nan nói mạng đã hết, làm sao không chết, mà được sống thêm?

Cứu Thoát Bồ tát thưa liền: “Thế Tôn có dạy chín loại hoạnh hồn, cho nên ta khuyên làm phan và đèn tục mạng, để khỏi tai nạn, được sống lâu dài. Chín thứ hoạnh này thật chưa hết số, nhưng vì quá khổ, nên phải chết oan.

“Thứ nhứt, người bệnh không đủ thuốc thang, không người chăm sóc, bệnh không đáng chết mà phải qua đời. Thứ hai, những kẻ chơi bời, đam mê tửu sắc. Thứ ba, bị bắt, bị xử tử hình. Thứ tư, chết chìm. Thứ năm, chết cháy. Sáu, bị ác thú. Thứ bảy, rơi từ trên cao. Tám, bị khổ đau vì lầm thuốc độc. Thứ chín, mai một vì thiếu thức ăn, phải bị chết oan, nên làm hoạnh tử.

“Lại nữa A Nan! Ở trên thế gian thường làm việc ác, Diêm vương xử phạt, nên giảm tuổi đời. Ta khuyên các người phóng sanh, tu phước, để được thọ mạng lâu dài”.

Bấy giờ, trong chúng hội này, mười hai Dược Xoa đại tướng cùng với thần binh, tất cả phát tâm quy y Tam Bảo và nguyện vì đạo, cứu giúp người đời. Bất cứ nơi nào kinh này lưu bố, quyết lòng ủng hộ người trì kinh này thoát khỏi nạn tai, cầu chi được nấy. Và trong lúc ấy, dùng chỉ năm màu gút tên ta vào, trì tụng trừ tai thần chú, ước nguyện đầy đủ, mới tháo dây ra. Tên của chúng ta là Cung Tỳ La đại tướng, Phạt Chiết La đại tướng, Mê Súy La đại tướng, An Để La đại tướng, Át Nể La đại tướng, San Để La đại tướng, Nhơn Đạt La đại tướng, Ba Di La đại tướng, Ma Hổ La đại tướng, Chơn Đạt La đại tướng, Chiêu Đổ La đại tướng, Tỳ Yết La đại tướng thường ở Ta bà.

Đức Phật Thích Ca liền khen mười hai Dược Xoa đại tướng cùng với thần binh cứu khổ độ sinh, đền ơn chư Phật.

A Nan lại bạch: “Kinh gọi tên gì, làm sao thọ trì, xin Phật chỉ bảo?”.

Thế Tôn dạy rõ kinh gọi Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, hay Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi Bạt Trừ Nhứt Thiết Nghiệp Chướng, mà thọ trì.

Phật nói lời này, chư đại Bồ tát, bát bộ Thiên long, tất cả thế gian, Đại đức A Nan, tám ngàn Thánh Tăng đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế bệ sát xả, lủ rô thích lưu ly bác lặt bà hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia a ra ha đế tam miệu tam bột đà gia đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.

NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)

Mười hai thần tướng đại Dược Xoa

Trợ tuyên Chánh pháp tại Ta bà

Thiên long Bát bộ đều tùy hỷ

Tà ma ngoại đạo phải tránh xa

NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ THIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

Phục nguyện :

NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT tác đại chứng minh
Kính nguyện Phật Dược Sư giáng phước, Đức Di Lặc ban vui, Văn Thù khai cơ, Quan Âm thường cứu khổ. Vâng lời Phật Tổ, con mở hội Dược Sư, cầu mười hai Dược Xoa thần tướng phát tâm từ, xin Cứu Thoát Bồ tát thường gia hộ, khiến mọi người (bệnh nhân) hết khổ, cho quyến thuộc bình an. Nguyện tất cả thế gian đều trở thành Cực lạc.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Từ bi thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.

TAM QUY

  • Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy)
  • Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (1 lạy)
  • Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh,thống lý đại chúng, tất cả không ngại (1 lạy)

Nghi thức tụng kinh Dược sư

Nghi thức Cách thực hiện
Nguyện hương
  1. Đứng thẳng và chấp tay trước ngực
  2. Khai chuông mõ
  3. Chủ lễ xướng và gia chủ cùng tụng
Đảnh lễ Tam Bảo
Tán hương
Trì tụng chơn ngôn
Phát nguyện trì chú
Tán Phật Dược Sư
Dược Sư quán đảnh chơn ngôn Có thể trì niệm 21, 49 hoặc 108 biến
Niệm danh hiệu bảy Phật Dược Sư
Nguyện cầu an lành
Năm điều quán tưởng
Quán chiếu thực tại
Hồi hướng công đức
Lời nguyện cuối Người chủ lễ sẽ quỳ và chắp tay, thành tâm khấn nguyện và mọi người mặc niệm
Đảnh lễ ba ngôi báu

 

Câu hỏi thường gặp

Tụng kinh là gì?

Tụng kinh là hành động xướng, đọc lên thành tiếng hay thành vần những bài kinh, lời kinh do Phật thuyết pháp có thể đã được dịch ra bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Phạn gốc.

Kinh Dược Sư có tác dụng gì?

Khi người đọc hướng tâm và tụng niệm Kinh Dược Sư sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tốt; sẽ được ánh sáng của Ngài Dược Sư soi sáng; giúp hóa giải những việc khó khăn gặp phải; giảm tránh bệnh tật; được Ngài cứu độ.

Nên tụng Chú Dược Sư hay Chú Đại Bi?

Việc tụng Chú Dược Sư hay Chú Đại Bi là tùy thuộc vào bản thân của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn một trong hai để đọc nhưng nếu tốt hơn hết thì hãy đọc cả hai chú này.

Bài viết trên đã tổng hợp được những thông tin cần thiết đối với những ai đang muốn tìm hiểu về việc tụng Kinh Dược Sư tại nhà. Nếu thấy bài viết này của Newtimescity hay và bổ ích, mọi người hãy Like Share và Comment để nhiều người cùng biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *