Ngày cô hồn là ngày nào? Tháng cô hồn là tháng mấy?

Lễ cúng cô hồn là trong những tục lệ lâu đời được người Việt Nam duy trì cho đến ngày ngày, nhằm bày tỏ sự . Vậy ngày cô hồn là ngày nào và cần kiêng kỵ điều gì, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu nhé!

Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều những câu chuyện giật cô hồn vào tháng bảy, vậy ngày cô hồn là ngày nào và nguồn gốc của ngày cô hồn ra sao, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu nhé!

Ngày cô hồn là gì?

Theo truyền thuyết dân gian thì vào những ngày đầu tháng 7 Diêm Vương sẽ mở cửa Địa ngục. Lúc này những vong hồn đói khát và chưa được đầu thai do còn điều nuối tiếc sẽ về lại cõi trần để thực hiện những nguyện vọng đó hoặc để kiếm ăn.

ngày cô hồn là ngày nào? Ngày cô hồn là gì

Vào những ngày này người ta thường chuẩn bị thức ăn để cúng bái những vong hồn bị đói, xua đuổi điềm xui xẻo.

Ngày cô hồn là ngày nào?

Ngày cô hồn thường diễn ra vào ngày 2/7 và ngày 16/7 Âm lịch.

Bên cạnh đó Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu theo quan niệm của đạo Phật. Đa số các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên đã khuất.

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Ở Việt Nam tháng 7 Âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Theo quan xa xưa thì vào tháng này những chuyện xui xẻo hay những câu chuyện ma quái sẽ xuất hiện nhiều hơn bình thường.

Tháng cô hồn bắt đầu từ ngày nào?

Thực tế những ngày “cô hồn” chỉ cố định trong một khoảng thời chứ không trải dài cả tháng như nhiều người vẫn nghĩ, thời gian bắt đầu từ ngày 2/7 Âm lịch.

Tháng cô hồn có bao nhiêu ngày?

Tháng 7 âm lịch có 30 ngày, nhưng những ngày “quỷ dạo chơi” ở nhân gian chỉ nằm trong khoảng từ ngày 2/7 đến ngày 14/7 Âm lịch.

Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn?

Không ít người thắc mắc tại sao tháng 7 là tháng cô hồn.

Theo quan điểm của người Trung Quốc tháng 7 được xem là tháng cô hồn vì trong tháng diễn ra bốn ngày quan trọng. Một là ngày mở cửa địa ngục, hai là ngày Lễ Vu Lan hay còn gọi là Trung Nguyên Phổ Độ trong Phật giáo, ba là Tiết Bạch Lộ báo hiệu mùa thu đang tới, bốn là ngày đóng cửa Địa ngục.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tháng cô hồn

Nguồn gốc của tháng cô hồn

Theo người Trung Quốc thì vào tháng bảy Địa ngục sẽ cho mở cửa cho phép những linh hồn về lại dương gian. Họ sẽ được kiếm ăn, mãi cho đến cuối tháng 7 mới đóng cửa.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tháng cô hồn

Còn theo quan niệm Phật giáo thì ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Tương truyền Bồ tát Mục Kiền Liên vào ngày này đã cứu mẹ thoát kiếp Quỷ đói, để thể hiện sự tôn kính với tấm lòng hiếu thảo của Ngài Phật tử sẽ tổ chức làm lễ cũng như các hoạt động từ thiện giúp đời.

Ý nghĩa của tháng cô hồn

Ở Việt Nam có hai quan niệm về ý nghĩa tháng cô hồn, một là cái nhìn có phần “quỷ dị” khi cho rằng tháng 7 mang ý nghĩa xui xẻo, vào tháng này nên thực hiệp một số nghi thức để xua đuổi vận xui, cầu bình an.

Quan niệm còn lại ảnh hưởng trực tiếp từ ngày lễ Vu Lan báo hiếu trong Phật giáo, nhắc nhở mỗi chúng ta nhớ về công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Trong quan niệm lâu đời của người Việt Nam thì tháng cô hồn sẽ mang lại xui xẻo, vậy nên có một số điều cần kiêng kỵ như:

Không nên sát sanh hại vật

Tháng cô hồn âm khí nặng, sát sinh dễ dẫn đến oán khi của vật bị giết hại mạnh hơn, dẫn đến họa vào người.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Nếu có thể nên cúng tế bằng thức ăn chay.

Không nên chụp ảnh vào buổi tối

Buổi tối âm khí rất mạnh nên ma quỷ hay ẩn mình trong gương, khi chụp ảnh rất dễ chụp được những hình ảnh đáng sợ.

Tránh vào bệnh viện, tránh động dao kéo

Bệnh viện luôn là nơi âm u, theo quan niệm xưa nay thì vào tháng 7 nên tránh vào bệnh viên vì rất dễ bị những “người bạn kỳ lạ” đi theo.

Tránh đi chuyến xe cuối cùng

Chuyến xe cuối cùng thường vắng vẻ, là thời điểm thuận lợi để “người bạn kỳ lạ” đi theo bạn về nhà.

Đừng huýt sáo hay gõ gửa thường xuyên

Những âm thanh như tiếng huýt sáo, nhạc cụ hay gõ cửa vào buổi đêm sẽ trở thành tiếng gọi “người bạn kỳ lạ”, vậy nên không có việc cần thì đừng nên thử nhé!

Không phơi quần áo ở ban công

Quần áo có dạng hình người sẽ là nơi lý tưởng để “người bạn kỳ lạ” trú ẩn, tránh phơi vào buổi đêm khi mà âm khí quá mạnh.

Ngoài ra còn nhiều điều cấm kỵ như: Không đi men theo tường, không quay đầu khi nghe tiếng gọi nơi hoang vu, không đi vào những nơi như nghĩa trang hay núi non, tránh tổ chức sinh nhật buổi đêm, không cắt tóc (tháng cô hồn có nên cắt tóc không?),……

Những điều nên làm trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo

Tháng cô hồn là thời điểm âm khí rất mạnh nên có một số lưu ý nhất định phải ghi nhớ để tránh “rước” xui xẻo như:

  • Cúng cô hồn rời vào từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, nếu cũng vào hai ngày này thì càng tốt.
  • Khi đang khấn vái chưa xong mà đã có người giật cô hồn thì cứ cho họ, không nên giật lại để tránh rước xui xẻo về mình. Chưa cúng xong mà có người chờ giật cô hồn cũng là dấu hiệu tốt.
  • Nếu có thể nên cúng đồ chay, tránh sát sinh hại mạng thú vật.
  • Nếu nhà có xe ô tô thì cũng cần cúng kiếng cho nó.
  • Ngày cúng nên ăn chay để tạo nghiệp lành.
  • Nếu có ý định bố thí thì tháng 7 là thời điểm thích hợp nhất, công đức bố thí có thể hồi hướng cho người đã khuất hoặc cầu gia đình bình an.
  • Tụng những bài kinh vào tháng 7 cũng là điều nên làm.
  • Tránh xung đột, tránh chấp, cứu giúp người khốn khổ.
  • Sau khi cúng xong cũng nên mua bột rải xung quanh nhà để triệt tiêu âm khí, tránh đề âm khí tích tụ dày đặc trong nhà rước điều không may mắn.

Cúng cô hồn như thế nào cho đúng?

Cúng cô hồn ngày nào? Cúng cô hồn mấy giờ?

Cúng cô hồn nên diễn ra vào buổi chiều tối, lý tưởng nhất là từ 17 giờ đến 19 giờ. Vì vào buổi sáng linh hồn bị hạn chế hoạt động, buổi chiều tối ánh nắng mặt trời yếu đi là thời điểm thích hợp để linh hồn đến “thưởng thức” đồ cúng tế, cầu bình an cho gia chủ.

Bài cúng cô hồn tháng 7 chuẩn nhất

Newtimescity tổng hợp đến bạn một số bài cúng cô hồn tháng 7 hay văn khấn rằm tháng 7 trong nhà chuẩn nhất:

 Bài văn khấn số 1  Bài văn khấn số 2

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả

Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…

Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

 

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn
Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số
Những là mãn giả hằng hà
Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ
Ôi! m linh ơi, cô hồn hỡi
Sống đã chịu một đời phiền não
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa
Thương thay cũng phận người ta
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu
Đàn cúng thí vâng lời phật dạy
Của có chi, bát nước nén nhang
Cũng là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh
Phật hữu tình từ bi tế độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng
Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần)

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Cúng cô hồn gồm những gì? Mâm cúng cô hồn đơn giản

Tùy theo từng vùng mà vật phẩm cúng cô hồn cũng khác nhau, nhưng sau đây là những vật cơ bản khi chuẩn bị mâm đồ cúng:

Cúng cô hồn gồm những gì? Mâm cúng cô hồn đơn giản

  • Quần áo bằng giấy, tiền âm phủ.
  • Tiền mặt (nên là tiền thật, có thể chọn tiền có mệnh giá nhỏ để được nhiều hơn)
  • Một mâm trái cây tươi (chọn 5 loại bất kỳ)
  • Hoa cúng và trầu cau.
  • Ngô, khoai, sắn luộc, Mía ( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm)
  • Cháo trắng, đường thẻ.
  • Rượi, chè, xôi.
  • Kẹo, bánh ngọt.
  • 3 ly nước và 1 dĩa gạo, 1 dĩa muối.
  • 5 cái chén và 5 đôi đũa.
  • Nhang đèn và nến.
  • Heo quay, gà luộc.

Cúng cô hồn mấy cây nhang?

Số lượng nhang khi cúng cô hồn nên là số lẻ, có thể là 1 – 3 – 5 – 7 cây đều được. Nếu là mâm lớn thì số lượng nhang nhiều hơn, nếu là mâm cúng nhỏ chỉ cần ít nhang là được.

Nhưng thông thường người ta sẽ dùng 3 cây nhang, được cắm ở đĩa gạo, đĩa muối và ở tiền vãng mã.

Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?

Theo tục lệ lâu nay thì khi cúng cô hồn nên rải gạo trước rồi mới rải muối. Rải gạo được hiểu là dâng lên thức ăn cho vong hồn trước, khi đã xoa dịu được cơn đói mới rải muối sau nhằm tiễn đưa linh hồn đi đầu thai chuyển kiếp.

Tuy nhiên ở một số nơi cũng có tục trộn muối và gạo chung và rải cùng lúc, vừa rải vừa niệm phật để đưa riễn các vong hồn sớm siêu thoát.

Nghi thức cúng cô hồn

Khi cúng cô hồn cần lưu ý những điều sau:

  • Gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, quần áo tay dài thể hiện sự thành kính và tôn trọng.
  • Không để phụ nữ, trẻ em và người gìa đến gần để tránh bị vong hồn quấy phá.
  • Mâm lễ cúng nên đặt bên ngoài, tránh đặt trong khu vực sinh hoạt vì như thế dễ rước vong vào nhà.
  • Xếp tiền vàng ra mâm theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
  • Cắm hương thẳng đứng không xiêu vẹo.
  • Cháo cúng cô hồn xong làm gì?

Thức ăn sau khi cúng cô hồn xong nên đem cho hoặc bày ra cửa để giật cô hồn, hoặc gia chủ cũng có thể để dùng trong nha. Không nên đem bỏ đi để tránh lãng phí và mang tội không quý trọng thức ăn.

Câu hỏi thường gặp

Tháng cô hồn là tháng mấy Âm lịch?

Tháng cô hồn là tháng 7 Âm lịch.

Không cúng cô hồn có sao không?

Việc cúng cô hồn hay không tùy theo tấm lòng của mỗi gia đình. Nếu chưa biết cách cúng dễ dẫn đến chuyện rước vong vào nhà. Vậy nên nếu đã biết cách thực hiện các nghi thức thì có thể thực hiện tại nhà, nếu không có thể gửi việc cúng vong cho chùa.

Nếu bài viết ngày cô hồn là ngày nào mang đến cho bạn những thông tin hữu ích hãy giúp Newtimescity chia sẻ nhé! Mời bạn đón đọc nhiều bài viết mới của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *