Để cầu mong tài lộc và may mắn thì việc mỗi nhà đều cúng Thần Tài Rằm tháng 7. Nhưng cách cúng như thế nào, văn khấn ra sao chắc sẽ còn nhiều sự thắc mắc. Hãy cùng đọc bài viết văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 cùng Newtimescity để không bị sai sót nhé!
Contents
Cúng Thần Tài Rằm tháng 7 là gì?
Theo văn hóa của người dân Việt Nam, chúng ta luôn có những vị thần để thờ cúng giúp cho gia đình thịnh vượng, phát tài. Ông bà ta thường nói “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, vì thế việc cúng bái các vị thần, đặc biệt cúng Thần Tài là điều vô cùng quan trọng.
Theo quan niệm phương Đông và ở Việt Nam, tháng 7 luôn là một tháng tâm linh nên rất cần thiết có những mâm cúng vía Thần Tài, cúng gia tiên.
Việc cúng Thần Tài Rằm tháng 7 là cúng cho hai ông Thổ Địa và ông Thần Tài. Họ là những vị thần mang lại phúc lộc, thành đạt cho mỗi gia đình. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng thờ cúng hai vị thần này trong nhà.
Họ luôn tin vào sự linh thiêng của ông Thần Tài và ông Thổ Địa sẽ phù hộ cho gia đình có được sự may mắn, suôn sẻ trong mọi việc, tiền tài tộc.
Bài văn khấn Thần Tài ngày Rằm tháng 7 chuẩn
Bên dưới đây là văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7 (nằm trong list văn khấn Rằm tháng 7) đúng chuẩn, sẽ cầu tài lộc và may mắn cho gia chủ:
Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm…
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản Cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo quân, Thần Tài vị tiền và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)
Xem thêm: Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn? Tháng cô hồn kiêng gì?
Cách cúng ban Thần Tài ngày Rằm tháng 7
Cúng Thần Tài gồm những gì? Lễ vật cúng Thần Tài Rằm tháng 7
Những món nhất định phải có trong mâm cúng vía Thần Tài bao gồm: Gạo tẻ, tiền vàng mã, muối, 3 chén nước, hương (nhang). Bên cạnh đó cũng không thể thiếu hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa vạn thọ,…
Trái cây có thể mua 5 loại quả tượng trưng cho ngũ quả. Nếu gia chủ chu đáo có thể chuẩn bị thêm tiền lẻ, bánh keo, nến (đèn cầy), trầu cau và xôi đậu xanh.
Ngoài ra, gia đình muốn cúng thêm đồ mặn thì có thể cúng bộ tam sên bao gồm thịt lợn 3 chỉ luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm. Một số nhà còn cúng thịt heo quay, gà luộc hay cá lóc nướng tùy vào mỗi gia đình.
Kèm theo những đồ mặn không thể thiếu 3 chén rượu ở trong mâm cúng Thần Tài.
Cách bày mâm cúng Thần Tài Rằm tháng 7
Việc làm đầu tiên trước khi cúng văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7, các gia chủ phải dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ nơi thờ cúng Thần Tài và Thổ Địa. Theo hướng từ cửa chính nhìn vào, cách đặt vị trí đúng sẽ là Thần Tài ở bên trái, Thổ Địa ở bên phải. Điều này giúp gia đình chỉnh chu, ngăn nắp hơn, không làm phật lòng những vị thần trông coi ngôi nhà của mình.
Ở giữa ông Thần Tài và Thổ địa, bạn đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 3 chén nước sạch đầy. Nên đặt 5 hủ theo hình chữ thập, mang ý nghĩa ngũ hành tương sinh.
Tiếp đến, chủ nhà hãy đặt bình hoa ở bên trái và đĩa hoa quả ở bên phải theo góc nhìn từ ngoài vào. Trầu cau nếu có thì bạn đặt ở phía trước lọ hoa.
Đối với những nhà có đặt thêm cóc ngậm tiền trên bàn thờ ông Thần Tài và ông Thổ Địa thì nên bày trí ở bên trái bàn thờ và ở ngay phía trước ông Thần Tài.
Tuy nhiên, điều ta cần lưu ý là buổi sáng phải quay cóc ra ngoài và tối thì quay cóc vào trong.
Nếu chu đáo hơn, có thể chuẩn bị thêm tô sứ đầy nước thêm vài cánh hoa ở trên.
Câu hỏi thường gặp
Không kinh doanh cúng Thần Tài được không?
Ý nghĩa của việc thờ cúng Thần Tài là cầu bình an, suôn sẻ, tài lộc và may mắn cho mỗi gia đình. Vì thế, nếu bạn tin vào các vị Thần Tài, Thổ Địa thì dù có kinh doanh hay không đều cúng Thần Tài được.
Cúng Thần Tài giờ nào tốt?
Mọi người nhớ lưu ý giờ cúng Thần Tài tốt nhất là vào 7 đến 9 giờ sáng (giờ Thìn). Điều này đã được nhiều nhà phong thủy và những ông bà lớn tuổi khẳng định, nên bạn hãy yên tâm.
Trên đây là nội dung giúp gia đình bạn cúng đọc văn khấn Thần Tài Rằm tháng 7. Điều này sẽ mang lại may mắn, khí lộc tốt cho nhà cửa. Đừng quên nhấn like, share Newtimescity để biết thêm nhiều kiến thức tâm linh bổ ích nhé!