Theo dòng chảy lịch sử và những nền văn hóa khác nhau thì quan niệm về tháng cô hồn ở mỗi nơi cũng khác nhau. Vậy tháng cô hồn là tháng mấy và nguồn gốc ý nghĩa ở các nước ra sao, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu nhé!
Có lẽ bạn đã nhiều lần nghe về tháng cô hồn, tháng xui xẻo hay tháng dễ gặp những chuyện tâm linh bí ẩn, vậy tháng cô hồn là tháng mấy và nguồn gốc của nó từ đâu? Hãy cùng Newtimescity tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Tháng cô hồn là tháng mấy?
Tháng cô hồn là tháng mấy Âm lịch?
Tháng cô hồn là tháng 7 Âm lịch tại Việt Nanm.
Theo quan niệm từ xưa thì vào tháng này “âm khí cực thịnh”, những chuyện xui xẻo hay những câu chuyện ma quái sẽ xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Tháng cô hồn là tháng mấy Dương lịch?
Thông thường Dương lịch sẽ đi trước ngày Âm lịch khoảng một tháng. Tuy nhiên trong Âm lịch sau khoảng 4 năm sẽ có một năm nhuần (nghĩa là một năm có 13 tháng), nên thời điểm tháng cô hồn trong Dương lịch không có thời gian chính xác mỗi năm.
Tháng cô hồn là tháng mấy năm 2022?
Trong năm 2022, theo Âm lịch tháng cô hồn vẫn là tháng 7, theo Dương lịch sẽ rơi vào khoảng từ 29/7 đến 26/8 Dương lịch.
Tháng cô hồn bắt đầu và kết thúc khi nào?
Thời gian bắt đầu và kết thúc của tháng cô hồn không được cố định. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là tháng cô hồn bắt đầu từ 2/7 đến 12 giờ đêm 14/7 Âm lịch hằng năm.
Vậy ngày cô hồn sẽ là ngày nào? Các ngày trong khoảng thời gian thuộc về tháng cô hồn đều sẽ được gọi là ngày cô hồn bạn nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn
Theo những nền văn hóa khác nhau thì tháng cô hồn cũng mang những nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau.
Nguồn gốc tháng cô hồn
Theo quan niệm Trung Hoa cổ
Theo người Trung Quốc tháng 7 âm lịch được gọi là “tháng quỷ”, vào tháng này Địa ngục sẽ cho mở “Quỷ môn quan” cho phép những linh hồn về lại dương gian để kiếm ăn, mãi cho đến ngày 30 tháng 7 mới đóng cửa.
Để hai giới có được bình an thì vào những ngày trong tháng nên tiến hành những nghi thức cúng bái để xua đuổi vận xui, tránh điều tai họa.
Theo quan niệm ở Việt Nam
Đối với người Việt Nam tháng 7 cũng có nhiều quan niệm khác nhau.
Phật giáo có một ngày lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, ngày Rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) là ngày Vu Lan báo hiếu. Theo sự tích trong Phật giáo thì Bồ tát Mục Kiền Liên vào ngày này đã cứu mẹ thoát kiếp Quỷ đói.
Từ đó vào ngày này Phật tử sẽ tổ chức lễ Vu Lan để thể hiện sự tôn kính với tấm lòng hiếu thảo của Ngài.
Ý nghĩa tháng cô hồn
Xuất phát từ quan niệm và nguồn gốc mà tháng cô hồn có những ý nghĩa khác nhau.
Ở Việt Nam có hai quan niệm về tháng cô hồn.
Một là tháng cô hồn là tháng có nhiều âm khí. Lúc này các cô hồn xuất hiện nhiều, nên mọi người ai cũng cần phải chú ý cẩn thận để tránh mang đến xui xẻo cho bản thân.
Bên cạnh đó, tháng cô hồn còn được xem là tháng Vu lan báo hiếu. Quan niệm này nổi bật trong Phật giáo. Vào tháng này, người người sẽ nhắc nhớ về công ơn của ông bà, cha mẹ và tổ tiên.
Những điều kiêng kỵ trong Rằm tháng 7
Trong quan niệm lâu đời của người Việt Nam thì tháng 7 là tháng cô hồn sẽ mang lại xui xẻo, vậy nên có một số chuyện cần kiêng kỵ trong tháng 7.
Không chụp ảnh vào buổi tối
Trong tháng 7 Âm lịch, cô hồn hay ma quỷ xuất hiện nhiều. Khi bạn chụp ảnh buổi tối rất dễ thấy những hình ảnh không nên thấy.
Hạn chế đụng đến dao kéo, tránh vào nơi vắng vẻ ở bệnh viện
Nhiều người quan niệm bệnh viện thường là nơi âm u. Vào tháng cô hồn nên hạn chế đến những nơi vắng vẻ trong bệnh viện.
Tuy nhiên quan điểm này cũng không chính xác lắm. Bạn có thể tham khảo thêm.
Hạn chế lên chuyến xe cuối cùng
Chuyến xe cuối cùng, thường là xe buýt là chuyến xe lăn bánh vào thời gian muộn trong ngày. Những lúc này vắng vẻ, dương khí ít, bạn cần chú ý.
Đừng huýt sáo hay gõ cửa thường xuyên
Việc âm thanh của tiếng huýt sao, gõ cửa,… sẽ thu hút ma quỷ đến. Do đó bạn hạn chế âm thanh này nhé!
Những âm thanh như tiếng huýt sáo, nhạc cụ hay gõ cửa vào buổi đêm sẽ trở thành tiếng gọi “người bạn kỳ lạ”, vậy nên không có việc cần thì đừng nên thử nhé!
Không phơi quần áo ban đêm, ở ngoài ban công
Vào ban đêm, âm khí rất là mạnh. Đây là nơi lý tưởng để những vong hồn ẩn trú. Do đó, bạn không nên phơi quần áo ngoài trời hay ở ban công vào ban đêm.
Bên cạnh đó, còn những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn khác bạn có thể tham khảo:
- Không đi men theo bờ tường
- Không quay đầu khi nghe tiếng gọi ở nơi âm u
- Không đi vào nơi có nhiều âm khí như nghĩa địa
- Tránh đi đêm
- Tránh chải tóc ban đêm
- …
Xem thêm: Tại sao tháng 7 là tháng cô hồn? Tháng cô hồn kiêng gì?
Những hoạt động trong tháng cô hồn tại các nước
Những quốc gia khác nhau sẽ có những hoạt động “đón tiếp” khác nhau, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu nhé!
Tháng cô hồn tại Trung Quốc
Nguồn gốc tháng cô hồn ở Trung Quốc bắt nguồn từ việc Âm phủ mở cửa Quỷ nên vào tháng này người ở dương gian nên cúng những món ăn và vật phẩm như cháo, gạo, muối để cầu bình an và tránh xui xẻo.
Tháng cô hồn tại Nhật Bản
Đặc biệt, đồ cúng của người Nhật Bản trong lễ cô hồn này sẽ được thay đổi theo từng ngày từ ngày 13, 14, 15 và ngày 16.
Tháng cô hồn ở Nhật bản với lễ hội Obon được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, lễ hội này có ý nghĩa tương tự như lễ Vu Lan ở Việt Nam, nhằm nhắc nhở về công ơn cha mẹ và các nghi thức tưởng nhớ tổ tiên ông bà.
Người Nhật thường chuẩn bị các loại bánh làm từ bột gạo với nhiều màu sắc và hình dáng lạ mắt để dâng lên thờ cúng, được gọi là Obon-dana.
Tháng cô hồn tại Singapore
Người Singapore hay nói đúng hơn là người Singapore gốc Hoa cũng thực hiện cúng tế cho lễ cô hồn tháng 7 nhưng đơn giản và giản lược hơn, họ không sử dụng vàng mã mà chỉ chuẩn bị một mâm cỗ “vừa đủ” để dâng lên.
Ngoài ra ở đây còn có tục đốt hình nhân, với quan niệm gửi xuống để “bầu bạn” với những người đã khuất.
Tháng cô hồn tại Malaysia
Theo số liệu năm 2010 thì người Malyasia gốc Hoa chiếm 24,6% dân số ở nước này cho nên tháng cô hồn ở Malaysia có rất nhiều phong tục tương tự như người Trung Hoa, như: thả đèn, cúng vật phẩm, đốt hình nhân, vàng mã,…
Tháng cô hồn tại Thái Lan
Tháng cô hồn ở Thái Lan có lễ hội Ma Xó, nhằm tôn vinh sự trở lại của Phật – Hoàng tử Vessandorn đã rời khỏi ngôi làng để bắt đầu hành trình của ông.
Ngoài ra lễ hội này còn nhằm cảm ơn nững linh hồn đã che chở và bảo vệ người dân, bảo vệ mùa màng của họ.
Vào dịp này thanh niên sẽ xuống đường nhảy múa và mang mặt nạ quỷ, biểu diễn những vở diễn kể lại phong tục này. Đây cũng là sự kiện giúp thu hút khách du lịch cho miền Nam Thái Lan
Tháng cô hồn tại Đài Loan
Những nghi thức “đón rước” tháng cô hồn ở Đài Loan tương đối “đúng quy chuẩn”, nghi lễ gồm ba phần mời vong hồn, cúng tế thức ăn vào ngày Rằm và đưa tiễn vào ngày cuối tháng 7.
Ngoài ra người Đài Loan cũng có tục thả đèn để soi đường cho những linh hồn đến để hưởng đồ cúng, cầu cho họ đầu thai thoát kiếp.
Tháng cô hồn tại Hồng Kông
Những nghi thức cúng tế vào tháng cô hồn ở Hong Kong có sự tương đồng rất lớn với phong tục của người Trung Quốc Đại lục. Ngoài ra họ cũng có những cách đón rước riêng tạo nên đặc sặc văn hóa như việc cúng tế vong hồn sẽ diễn ra cả một tháng thay vì tập trung vài ngày như ở các nước khác.
Tháng cô hồn tại Việt Nam
Cúng cô hồn vào tháng 7 ở Việt Nam diễn ra đa dạng thuy từng vùng miền, một số các hoạt động tiêu biểu như lên chùa thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn dâng lên.
Đốt giấy tiền vàng mã, vật dụng như quần áo, nhà giấy, xe giấy cho người đã khuất. Đặc biệt, nghi thức cúng đừng quên xem nội dung văn khấn cúng tháng cô hồn hay văn khấn rằm tháng 7 bạn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Tháng cô hồn là gì?
Tháng cô hồn rơi vào tháng 7 Âm lịch, là thời gian âm phủ mở cửa thả “quỷ đói” về lại dương gian kiếm ăn, vào thời gian này âm khí cực mạnh nên thường xảy ra những chuyện xui xẻo và khó lý giải.
Cắt tóc vào tháng cô hồn có sao không?
Theo quan niệm từ xưa thì cái răng cái tóc là gốc con người, việc cắt tóc vào tháng cô hồn dễ “rước” ma quỷ đến.
Tháng cô hồn là tháng mấy và những đặc điểm đặc trưng trong nguồn gốc và ý nghĩa đã được Newtimescity tổng hợp và gửi đến quý bạn đọc. Nếu bài viết hữu ích hãy giúp giúp chúng mình chia sẻ nó nhé!