Tẩy nốt ruồi kiêng gì và những điều cần tránh sau khi tẩy nốt ruồi gồm những gì, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu nhé!
Theo dân gian, nốt ruồi không chỉ là đặc điểm đặc trưng để nhận diện một người mà còn là đặc điểm giúp ta biết được vận mệnh của một ai đó. Vậy chúng ta có cần tẩy nốt ruồi không và tẩy nốt ruồi kiêng gì? Hãy cùng Newtimescity tìm hiểu vấn đề này nhé!
Contents
- 1 Có nên tẩy nốt ruồi không?
- 2 Tẩy nốt ruồi kiêng gì?
- 3 Sau tẩy nốt ruồi nên ăn gì để mau lành?
- 4 Tẩy nốt ruồi kiêng nước trong bao lâu?
- 5 Tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?
- 6 Tẩy nốt ruồi phải kiêng ăn trong bao lâu?
- 7 Cách chăm sóc tránh sẹo sau khi tẩy nốt ruồi
- 8 Một số lưu ý cần tránh sau khi tẩy nốt ruồi
- 9 Câu hỏi thường gặp
Có nên tẩy nốt ruồi không?
Tùy theo vị trí nốt ruồi mà quyết định có nên tẩy xóa hay không? Nốt ruồi mọc ở những vị trí khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau.
Có nên tẩy nốt ruồi không?
Nốt ruồi là những tế bào phân bố không đều, tạo nên những cụm khác màu đối với vùng da bình thường. Ngoài ra, theo nhân tướng học thì nốt ruồi còn mang những ý nghĩa khác nhau về vận mệnh con người.
Do đó bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì cần xem xét đến những ý nghĩa may mắn mà nốt ruồi mang lại. Sau khi đã “cân nhắc kỹ lưỡng” thì hãy chọn cho mình một phương pháp “chia tay” nốt ruồi thích hợp nhé!
Các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến nhất
Tia laser
Hiện nay tẩy nốt ruồi bằng tia laser là phương pháp hiện đại nhất. Tia laser sẽ đốt cháy biểu bì tầng thượng để triệt đi nốt ruồi có sắc tố khác màu dưới da, nhanh chóng và triệt để, không gây đau ngứa.
Nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả với nốt ruồi ở tầng trên của da, đối với tầng trung bì và hạ bì thì ít nhiều sẽ để lại sẹo.
Dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi: chỉ nên áp dụng với với nốt ruồi nhỏ và lành tính. Tuy nhiên dùng phương pháp này dễ gây sẹo lòi và sẹo lõm, da đễ bỏng rát.
Tiểu phẫu thẩm mỹ
Phương pháp này như một cuộc phẫu thuật nhỏ. Khách hàng được gây mê tại chỗ, sau đó phẫu thuật cắt bỏ nốt rồi và khâu lại bằng chỉ siêu nhỏ tự hoại. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn nốt ruồi to và nằm sâu bên trong da.
Mẹo dân gian
Ngoài ra trong dân gian cũng có nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi bằng giấm táo, tẩy bằng nước ép dưa, tẩy bằng tỏi,… Các phương pháp dân gian được áp dụng cho nốt ruồi lành tính, nhỏ và là nốt ruồi ở tầng trên của da.
Tẩy nốt ruồi kiêng gì?
Tuy tẩy nốt ruồi có nhiều phương pháp khác nhau nhưng sau khi tẩy xong đều cần phải kiêng kị một số thực phẩm, tránh cho nốt ruồi sau khi xử lý để lại sẹo. Hãy cùng Newtimescity theo dõi tiếp nhé!
Thịt bò
Thịt bò là loại thịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất đạm có khả năng kích thích cơ thể tạo ra nhiều collagen. Các chất được tạo ra sẽ được bổ sung liên tục vào các mô da tại nơi tẩy nốt ruồi, dễ tạo nên sẹo lòi.
Vậy nên sau khi tẩy nốt ruồi thì thịt bò là thực phẩm đứng đầu danh sách cần kiêng kị.
Rau muống
Rau muống tuy là loại rau lành tính nhưng lại có tính hàn, cũng có khả năng thích thích tăng trưởng collagen, da dư thừa liên tục được sinh ra, dễ hình thành sẹo lòi.
Để tránh bị sẹo thì tốt nhất bạn nên kiêng rau muống sau khi tẩy nốt ruồi.
Hải sản, các thực phẩm tanh
Sau khi tẩy nốt ruồi thì nên kiêng kị các loại hải sản có mùi tanh nồng. Hải sản sẽ làm vết thương lâu lành và có thể gây ngứa tại vùng da đang kéo da non, thậm chí có thể gây mẫn ngứa và sưng đỏ.
Loại trừ hải sản và các thực phẩm tanh trong thực đơn sau khi tẩy nốt ruồi sẽ an toàn cho làn da của bạn.
Đồ nếp
Gạo nếp là lương thực có chứa nhiều tinh bột nhưng lại dễ sinh ra nóng trong người. Khi ăn các món từ nếp vết thương sẽ khó lành; thậm chí mưng mủ và tạo thành vết sẹo lòi khó xử lý.
Thịt gà
Trong Đông y, thịt gà có tính nóng, có thể hàn khi ăn dễ gây ngứa ngáy vết thương, có nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể để lại sẹo lồi. Dĩ nhiên tùy vào cơ địa của mỗi người mà các triệu chứng dị dứng mới phát sinh.
Tuy nhiên để đảm bảo vết tẩy nốt ruồi hồi phục hoàn toàn nên kiêng thịt gà, nhất là da gà.
Trứng
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày. Không may, trứng cũng xuất hiện trong danh sách các loại thực phẩm cần tránh xa khi có vết thương ngoài da.
Ăn trứng sẽ khiến vùng da đang phục hồi có hiện tượng loang lổ không đều màu, gây mất thẩm mỹ.
Xem thêm:
- Nốt ruồi sau gáy có ý nghĩa gì? Tốt hay xấu?
- Nốt ruồi dưới mắt phải nữ có ý nghĩa gì? Vận mệnh và tính cách sẽ ra sao?
- Nốt ruồi ở môi dưới nói lên điều gì? Giải mã tính cách, số mệnh
Sau tẩy nốt ruồi nên ăn gì để mau lành?
Sau khi tẩy nốt ruồi cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa các loại vitamin bổ sung dưỡng chất cho da như:
- Vitamin C: Cam, quýt, bông cải xanh,…
- Vitamin E: Dầu oliu, quả bơ, các loại hạt,…
- Vitamin A: Cà rốt, chà chua, ớt chuông,…
Tẩy nốt ruồi kiêng nước trong bao lâu?
Tuy hiện nay có nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi, nhưng dù dùng phương pháp nào cũng sẽ gây tổn hại cho da. Vùng da sau khi có tác động tẩy xóa sẽ rất nhạy cảm và dễ nhiễm trùng.
Để tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của da, nên tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với nước khoảng 4 – 7 ngày tùy theo tiến triển của vùng da đó.
Tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?
Như đã nói ở trên, vùng da tẩy nốt ruồi do mất lớp mô da phía trên nên rất nhạy cảm, nên tránh đụng nước và các loại mỹ phẩm. Chúng ta có thể dùng ngay khăn bông hoặc bông trẩy trang để thấm khô ngay nếu đã lỡ tiếp xúc với nước.
Giữ cho chỗ tẩy xóa khô thoáng sẽ đẩy nhanh quá trình rụng của nốt ruồi cũng như quá trình hồi phục.
Tẩy nốt ruồi phải kiêng ăn trong bao lâu?
Sau khi tẩy nốt ruồi cần thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương. Tùy theo phương pháp hay kích cỡ của nốt ruồi mà có những điều chỉnh khác nhau.
Đối với các biện pháp tẩy xóa hiện đại như tia laser thì thời gian kiêng cữ không quá lâu. Ngay khi vết sẹo kéo da non và sắc tố da đều trở lại thì có thể ăn uống bình thường lại, kèm theo các biện pháp chăm sóc bên ngoài bằng mỹ phẩm liền sẹo.
Thông thường tầm khoảng hơn mười ngày cho các phương pháp không can thiệp quá sâu vào da. Nhưng nếu cẩn thận hơn bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm trên khoảng 30 ngày, vì trong vòng 30 ngày từ lúc thực hiện tẩy xóa là khoảng thời gian da bắt đầu phục hồi và phát triển.
Cách chăm sóc tránh sẹo sau khi tẩy nốt ruồi
Vệ sinh vùng da sạch sẽ
Vùng da sau khi tẩy nốt ruồi cần được vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm. Để tránh lở loét lâu lành cần tránh các loại nước rửa có chứa dung dịch i-ốt như oxi già. Có thể thay bằng các loại nước rửa lành tính hơn như nước muối sinh lý pha loãng.
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn “có nguy cơ tấn công” vào vết thương hơ trên da. Đề phòng sự viêm nhiễm bạn có thể dung thuốc khác sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng thuốc hoặc kem tái tạo ta
Vùng da sau khi tẩy nốt ruồi rất yếu, rất cần được tái tạo, để chúng “mạnh mẽ” hơn. Có thể dùng các loại kem tái tạo có chứa các loại vitamin giúp tăng nhanh khả năng phục hồi như Vitamin C, Vitamin E,… Các loại vitamin này giúp kích thích collagen nuôi dưỡng da, giúp da sáng mịn và nhanh chóng hồi phục.
Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần
Với nhiều phương pháp tẩy nốt ruồi khác nhau thì mức độ đau hay tê cũng khác nhau, các phương pháp càng hiện đại thì càng ít đau hơn. Vùng da có nốt ruồi được tẩy thường không rộng, nhưng nếu quá đau bạn có thể dùng thuốc giảm đau với sự cho phép của bác sĩ.
Một số lưu ý cần tránh sau khi tẩy nốt ruồi
Vùng da tẩy nốt ruồi nhạy cảm nên thời gian đầu khi nốt ruồi chưa rụng cần tránh chạm vào, gãi, sờ…
Khi vết thương kéo da non bạn sẽ thấy ngứa nhưng chú ý không được chạm vào, tránh làm ảnh hưởng độ phục hồi của da.
Bạn cần kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc vùng da được tẩy nốt ruồi, vệ sinh vết thương, dùng thuốc bôi và đặc biệt là cẩn thận trong ăn uống.
Câu hỏi thường gặp
Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không?
Theo nhân tướng học, nốt ruồi trên mặt thường mang một ý nghĩa nào đó đối với vận mệnh của người sở hữu. Vậy nên muốn tẩy nốt ruồi trên mặt cần tìm hiểu ý nghĩa mà nốt ruồi mang lại. Tuy nhiên đối với những nốt ruồi quá to trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ, không tự tin thì có thể “chia tay trong hòa bình” với nốt ruồi. Nhớ chọn biện pháp phù hợp nhé!
Tẩy nốt ruồi bao nhiêu tiền?
Đối với các biện pháp tẩy nốt ruồi thì hiện tại phương pháp tẩy bằng tia laser là tối ưu nhất. Đối với nốt ruồi nhỏ chi phí khoảng 100 nghìn đồng/nốt, đối với nốt ruồi lớn khoảng 300 nghìn đồng/nốt. Nhưng biện pháp này chỉ áp dụng với nốt ruồi nhỏ và nông. Đối với nốt ruồi to và sâu thì cần các cuộc tiểu phẫu tại các cơ sở uy tín.
Nếu sau khi đọc xong bài viết bạn đã giải đáp được câu hỏi tẩy nốt ruồi kiêng gì thì hãy giúp Newtimescity chia sẻ thông tin này đến nhiều người hơn nhé!