Cúng cô hồn là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người châu Á nói riêng và người Việt Nam nói chung, tùy vào nền văn hóa và quan niệm khác nhau mà những thông tục cũng được sửa đổi cho phù hợp. Vậy cúng cô hồn là gì và tục cúng cô hồn của Việt Nam ra sao, hãy cùng Newtimescity theo dõi bài viết sau nhé!
Cúng cô hồn là tục lệ được duy trì từ xưa đến nay với nguồn gốc và những chi tiết cần lưu ý. Vậy cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào và cần chuẩn bị những gì khi thực hiện cúng tế, hãy cùng Newtimescity tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Cúng cô hồn là gì?
Theo quan niệm từ xa xưa thì vào tháng cô hồn (tức tháng 7 âm lịch) âm phủ sẽ mở cửa thả “quỷ đói” về dương gian để họ kiếm ăn, vậy nên tháng 7 sẽ có nghi lễ cúng tế thức ăn hay đốt vàng mã cho những linh hồn cõi âm để cầu bình an, tránh xui xẻo.
Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?
Ở Việt Nam ngày diễn ra cúng cô hồn thường vào ngày 2/7 và ngày 16/7 Âm lịch, tuy nhiên những người làm ăn kinh doanh mới chú trọng cúng tế và không áp dụng cho đại đa số.
Bên cạnh đó theo quan niệm của đạo Phật ngày rằm tháng bảy còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, đa số các gia đình sẽ chuẩn bị cơm nước thịnh soạn để dâng lên tổ tiên.
Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu?
Cúng cô hồn thường được diễn ra ngoài nhà như thềm cửa, mái hiên, sân nhà, vườn sau,…
Không được cúng trong nhà vì nếu làm thế dễ rước ma quỷ vào nhà, là điều nên chú ý khi bày mâm cúng.
Tùy vào vị trí cúng cô hồn mà bạn sẽ có nghi thức và văn khấn phù hợp.
Nghi thức cúng cô hồn tháng 7
Cúng cô hồn mấy giờ?
Cúng cô hồn nên tiến hành vào buổi chiều tối, khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ. Vì ban ngày ánh nắng mặt trời còn gắt, linh hồn bị hạn chế hoạt động, buổi chiều tối ánh nắng mặt trời yếu đi là thời điểm thích hợp để linh hồn đến “ăn” đồ cúng tế.
Cúng cô hồn cần gì? Cúng cô hồn gồm những gì?
Tùy theo từng vùng mà đồ cúng cũng khác nhau, sau đây là những đồ cơ bản khi chuẩn bị mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7:
- Quần áo bằng giấy, tiền âm phủ.
- Tiền mặt (nên dùng tiền thật, có thể dùng tiền có mệnh giá nhỏ)
- 1 mâm trái cây tươi (chọn 5 loại quả bất kỳ)
- Hoa cúng và trầu cau.
- Ngô, khoai lang luộc, khoai mì luộc, mía (cắt khúc tầm 10 đến 15 cm)
- Cháo trắng, đường thẻ.
- Rượi, chè, xôi.
- Kẹo, bánh ngọt.
- 3 ly nước, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối.
- 5 cái chén và 5 đôi đũa.
- Nhang đèn và nến.
- Heo quay, gà luộc.
Cúng cô hồn mấy chén cháo? Mâm cúng cô hồn đơn giản
Cúng cô hồn cần đủ 12 chén cháo và 12 cục đường thẻ.
Mâm cúng đơn giản gồm: Trái cây 5 loại, 12 chén cháo, gạo, bánh, kẹo, nhang đèn, hoa tương, nến,… Lưu ý mỗi thứ một ít, những đồ vật cần đủ số lượng như cháo và trái cây thì nên chuẩn bị đủ.
Bài cúng cô hồn tháng 7 chuẩn nhất
Có nhiều bài cúng cô hồn vào tháng 7, sau đây Newtimescity xin gửi đến bạn 2 bài được dùng phổ biến nhất:
Bài văn khấn cúng cô hồn số 1 | Bài văn khấn cúng cô hồn số 2 |
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này. Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm… Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)… Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh. Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi. Cẩn cáo! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH
Hôm nay ngày………….Chúng con tên………….. Ở tại số nhà………………………………………… Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc. Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (3 lần) Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần). |
Xem thêm:
- Văn khấn Rằm tháng 7 trong nhà chi tiết và đầy đủ nhất
- Văn khấn Rằm tháng 7 ngoài sân cầu bình an, tránh gặp dữ
- Văn khấn rằm tháng 7 hiệu nghiệm nhất | Tổng hợp chi tiết
Cúng cô hồn mấy cây nhang?
Khi cúng cô hồn nên lấy số lượng nhang là số lẻ, có thể là 1 – 3 – 5 – 7 cây. Mâm lớn thì nhang nhiều hơn, mâm cúng nhỏ cần ít nhang là được.
Thông thường sẽ dùng 3 cây nhang, cắm ở đĩa gạo, đĩa muối và đĩa tiền vãng mã.
Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?
Theo tục lệ thì khi cúng cô hồn nên rải gạo trước. Rải gạo được cho là dâng lên thức ăn cho vong hồn trước, khi đã ăn được tương đối rồi mới rải muối nhằm tiễn linh hồn đi đầu thai chuyển kiếp.
Bên cạnh đó, ở một số nơi có tục trộn muối và gạo chung và rải cùng lúc, vừa rải vừa niệm phật để đưa tiễn các linh hồn sớm siêu thoát.
Cách cúng cô hồn tháng 7
Sau khi đã bày đủ mâm cúng và chuẩn bị hết các vật dụng cần thiết, gia chủ thắp hương và đọc bài văn khấn đã học trước đã nêu bên trên, cầu cho vong linh còn vương vấn cõi trần được siêu thoát và thoát khổ ải.
Sau khi cúng cô hồn xong làm gì? Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Thức ăn sau khi cúng xong có thể đem cho hoặc để mọi người tham gia “giật cô hồn”, hoặc cũng có thể để người trong nhà cùng ăn. Đừng bỏ đi mà lãng phí thực phẩm.
Một số lưu ý cần biết khi cúng cô hồn tháng 7
Tháng cô hồn là thời gian âm khí dồi dào, vậy nên có một vài lưu ý phải nhớ để tránh “rước” xui xẻo:
- Cúng cô hồn rời vào từ ngày 2 đến ngày 16/7 âm lịch, nếu cúng vào hai ngày này càng tốt.
- Khi đang khấn vái mà đã có người giật cô hồn thì cứ để họ giật, không nên giành lại.
- Nên cúng đồ chay, vào tháng 7 tránh sát sanh hại mạng.
- Nếu nhà có xe ô tô thì cũng cần cúng cho xe.
- Ngày cúng nên ăn chay.
- Nếu có ý định bố thí thì tháng 7 là thời điểm thích hợp nhất. Công đức bố thí có thể hồi hướng cho người đã khuất hoặc cầu gia đình bình an.
- Thời gian này có thể tụng những bài kinh để tích nghiệp thiện.
- Tránh xung đột và tranh chấp, cứu giúp người khốn khổ.
- Sau khi cúng cô hồn xong nên mua bột rải xung quanh để xua đuổi âm khí, tránh cho chướng khí tích tụ dễ rước “xui xẻo”.
Câu hỏi thường gặp
Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?
Tháng 7 là tháng cô hồn nên cúng cô hồn vào tháng này là điều nên làm. Tuy nhiên nếu gia đình làm ăn kinh doanh và cần cúng để xua đuổi vận xui thì cúng cô hồn mỗi tháng là điều hoàn toàn có thể.
Buôn bán có nên cúng cô hồn không?
Những gia đình kinh doanh, làm ăn buôn bán dù nhỏ lẻ hay có cơ nghiệp to lớn đều cần phải cúng cô hồn. “Có thờ có kiêng, có kiêng có lành”, việc cúng cô hồn hay làm từ thiện để xua đuổi vận xui là điều nên làm.
Có một số quan niệm truyền từ xa xưa được xem là lỗi thời nhưng tục cúng cô hồn vẫn được duy trì cho đến ngày nay chắc hẳn cũng có nguyên nhân của riêng nó. Nếu bài viết cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào có ích cho bạn hãy giúp Newtimescity chia sẻ nhé!