Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng một cách chu đáo, đầy đủ thì vào tháng cô hồn gia chủ cần tìm hiểu kỹ về văn khấn để hoàn thành cúng, kiếng thành tâm. Hãy cùng Newtimescity xem một văn khấn Rằm tháng 7 trong nhà đầy đủ, chi tiết nhất nhé
Ngày Rằm tháng 7 là một trong những ngày quan trọng và linh thiêng trong năm. Thời điểm này có nhiều thứ phải chuẩn bị, cẩn thận trong mọi hành động. Hãy cùng Newtimescity tìm hiểu về văn khấn Rằm tháng 7 trong nhà để có thể chuẩn bị việc cúng kiếng một cách chu toàn, thành tâm nhất
Contents
Bài văn khấn Rằm tháng 7 trong nhà
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện mong nạt thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Bài văn khấn Rằm tháng 7 tại nhà thờ họ
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu
Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần
Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…
Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…
Con tên là:
Đang cư ngụ tại địa chỉ:
Đại diện cho con cháu dòng họ …
Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chắp lễ chắp bái.
Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.
Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.
Bài văn khấn Rằm tháng 7 gia tiên
Văn văn khấn Rằm tháng 7 hay văn khấn xin gia tiên phù hộ cho gia đình tai qua nạn khỏi, tránh gặp điều xui xẻo trong tháng cô hồn.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương, chư Phật mười phương, chư Phật mười phương.- Con lạy Tổ tiên bên nội, bên ngoại và các Hương linh.
Tôi được ủy thác (chúng tôi) là: …………………….
Cư trú tại: ………………………………………..
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm …………. nhân dịp Vu Lan báo hiếu Trung Nguyên, chúng ta tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã sinh thành ra chúng ta và xây dựng nền tảng của chúng tôi, xây dựng nền tảng nhân loại, để bây giờ được hưởng âm đức. Chúng con cảm tạ ân đức của Cù lao sáng suốt, công ơn trời biển đã dày công sửa soạn lễ vật, hương hoa, trà, quả, kim ngân, vàng bạc và thắp nén nhang.
Xin thành kính đảnh lễ Cao Tằng Tổ Châu, Cao Tằng Tổ Tỷ, Ba Thục, Anh, Cô Di, Chị Muội và tất cả vong linh trong nội, ngoại tộc ………., lạy các anh có thương xót con cháu, hiển thánh để chứng giám lòng thành, hưởng phúc lộc, phù hộ cho con cháu sức khỏe bình an, tài lộc thịnh vượng, mọi điều tốt lành, gia đình hạnh phúc bền lâu.Chúng con xin thành tâm cúi đầu, trước tòa bái đường, xin lạy để được che chở, độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Bên cạnh đó, nếu bạn thờ các Chư thần khác thì cũng có thể tham khảo các văn khấn khác để cúng cho chỉn chu. Ví dụ như văn khấn Thần tài rằm tháng 7 mà Newtimescity đã từng gợi ý.
Rằm tháng 7 cúng gì? Mâm cúng Rằm tháng 7 đơn giản
Việc chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 rất quan trọng. Vì vậy, chúng mình cũng muốn gửi tới bạn danh sách mâm cúng cần chuẩn bị
Mâm cúng Rằm tháng 7 cúng Phật:
- Xôi trắng ruốc nấm hương, xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò hạt sen,
- Trái cây, hoa tươi
- Nem nấm hoặc nem chay;
- Giò hoặc chả chay;
- Canh nấm, canh bóng chay, hoặc canh rau củ;
- Cải thìa sốt nấm hương;
- Đậu hũ non sốt nấm.
Mâm cúng Rằm tháng 7 cúng gia tiên:
- Gà trống luộc;
- Xôi;
- Giò lụa;
- Chả giò rế;
- Miến gà;
- Canh sườn bí.
Mâm cúng chúng sinh:
- Cháo trắng nấu loãng: 12 bát;
- Các loại bánh kẹo, bỏng ngô, nhiều loại
- Hoa quả theo mùa: ngũ quả
- Quần áo chúng sinh làm bằng giấy với nhiều màu sắc;
- Tiền vàng, điện thoại giấy;
- Nước lọc;
- Gạo: 1 đĩa;
- Muối: 1 đĩa;
- Đường thẻ: 12 cục;
- Hương: 3 nén;
- Nến: 2 ngọn.
Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng Rằm tháng 7
Vào ngày cúng Rằm tháng 7, gia chủ cần cẩn trọng lưu ý đốt từ từ, không hốt vàng mã vào một lần để đốt,vừa đốt vừa gọi tên người đã khuất một cách thành tâm, không mạo phạm đến bề trên.
Họ và tên đầy đủ của người đã khuất phải được ghi rõ trên vật dụng đốt. Khi đang đốt tránh dùng cây ấn vào tiền đang đốt sẽ khiến phần tro bị nát.
Điều quan trọng là khi lửa chưa tắt hết gia chủ không nên dội thẳng nước vào vì như vậy sẽ mang lại những điều xui xẻo.
Những điều nên và không nên làm trong Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 kiêng gì?
Rằm tháng 7 là thời điểm tháng cô hồn nên “có thờ có thiêng có kiêng có lành”.
Sau đây là những điều kiêng kỵ không nên làm trong Rằm tháng 7:
- Hạn chế đi chơi đêm và gọi tên nhau giữa đường
- Không nên treo chuông gió ở đầu giường
- Không ăn vụng đồ ăn dành cho cô hồn khi chưa cúng hay cầu xin.
- Không phơi quần áo vào ban đêm
- Không hù dọa mọi người
- Không nên thức khuya hao tổn tâm khí, tinh thần mệt mỏi
Xem thêm: Tháng cô hồn có nên cắt tóc không? Lý do nhiều người kiêng?
Rằm tháng 7 nên làm gì?
Một số việc cần nên làm trong Rằm tháng 7:
- Chuẩn bị mâm cỗ chu đáo, cúng thành tâm
- Quan tâm chăm sóc gia đình
- Ăn chay, niệm Phật
- Tham gia lễ Vu Lan
- Phóng sanh (khi phóng sanh nên đọc bài văn khấn phóng sanh)
Câu hỏi thường gặp
Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 là Tết gì?
Rằm tháng 7 được quan niệm là ngày mở cửa địa ngục, thường gia đình Việt Nam sẽ làm lễ cúng cô hồn những vong linh không nơi nương tựa. Rằm tháng 7 cũng là ngày Tết Vu lan .
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Cúng rằm tháng 7 thường diễn ra vào chiều tối 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch
Trên đây là những thông tin về Rằm tháng 7 và chi tiết về văn khấn rằm tháng 7 trong nhà. Đừng quên theo dõi và ủng hộ Newtimescity trong những bài viết tiếp theo nhé!