Khi tìm hiểu về cây phong thuỷ nói chung và cây lộc vừng nói riêng điều mà bạn thắc mắc nhiều nhất chắc là không biết loại cây này có hợp với mình không? Trong bài viết, Newtimescity sẽ giải đáp giúp bạn xem cây lộc vừng hợp tuổi nào nhé!
Contents
Cây lộc vừng là cây gì?
Cây lộc vừng hay còn gọi là lộc mưng là loại cây thuộc chi Lộc vừng, giống cây bản địa của vùng đất ẩm ven biển Nam Á, Bắc Úc, từ Afghanistan cho đến Philippin và Queensland. Cây có tên khoa học là Barringtonia acutangula.
Ở Đông Nam Á, cây lộc vừng được phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Đặc điểm cây lộc vừng
Đặc điểm cây lộc vừng
Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ nhỏ và tuỳ vào môi trường và cách chăm sóc cây sẽ cho ra kích thước khác nhau. Đường kính thân dài từ khoảng 35-40cm nếu được trồng trong chậu cảnh, còn ở những không gian rộng lớn hơn thì đường kính của cây sẽ từ 40cm trở lên.
Thân cây lộc vừng sần sùi, các cành thi nhau mọc tứ phía, tán lá xum xuê. Bề mặt lá khá to, hình bầu dục mặt trên xanh bóng còn mặt dưới có màu xanh trắng cùng với nhiều đường gân rõ ràng.
Đôi khi, lá cây lộc vừng có vị chua và chát nên cũng được sử dụng để chế biến món ăn như là gỏi.
Hoa của cây lộc vừng trông như pháo giấy khi nó mọc theo chùm thẳng dài. Hoa có màu trắng hoặc đỏ, xung quanh là những sợi tua tủa rũ xuống rung rinh đẹp mắt. Một số loại lộc vừng khác có hoa màu vàng mọc từ các nhánh lá của cây.
Cây lộc vừng có mấy loại?
Cây lộc vừng có 3 loại phổ biến, đó là:
Cây lộc vừng hoa đỏ
Như tên gọi đây là loại cây lộc vừng có hoa màu đỏ rực, trông rất đẹp mắt. Loại này có xuất xứ từ các khu vực ngập nước phía nam Châu Á, quần đảo Philippines và một phần ở phía Úc.
Cây lộc vừng hoa trắng
Cây lộc vừng hoa trắng hay còn gọi là hoa lộc vừng chùm hoặc chiếc chùm. Không chỉ màu trắng, loại này đôi khi có hoa màu hồng nhạt mọc thành nhiều chùm và có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu.
Cây rau vừng
Loại lộc vừng này được phân bố chủ yếu ở tỉnh miền Nam khu vực biển Nam Bộ, vùng Tháp Mười với khả năng chịu mặn, hạn hán tốt. Cây rau vừng được trồng để tạo bóng mát vì cây mọc xum xuê và tán lá khá rộng.
Cây lộc vừng hợp tuổi nào? Mệnh gì?
Cây lộc vừng hợp với những người thuộc mệnh Mộc, Thuỷ, Hoả, cụ thể như sau:
Mệnh Mộc | Mệnh Thuỷ | Mệnh Hoả |
Nhâm Ngọ (1942, 2002) | Giáp Dần (1974) | Mậu Tý (1948, 2008) |
Quý Mùi (1943,2003) | Nhâm Tuất (1982) | Kỷ Sửu (1949, 2009) |
Canh Thân (1980) | Bính Tý (1996) | Đinh Dậu (1957) |
Tân Dậu (1981) | Đinh Sửu (1997) | Giáp Thìn (1964) |
Mậu Ngọ (1978) | ||
Bính Dần (1986) | ||
Đinh Mão (1987) | ||
Giáp Tuất (1994) |
Xem thêm:
- Cây trúc quân tử hợp mệnh gì? Tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc
- Cây trường sinh thảo hợp mệnh gì? Sự thật ít ai biết về cây trường sinh bất tử
Ý nghĩa cây lộc vừng
Bên cạnh trồng cây cảnh, cây lộc vừng còn mang ý nghĩa phong thuỷ tốt cho gia chủ. Trong tên của loại cây có chữ “lộc” nghĩa là tài lộc và “vừng” là nhỏ bé. Từ đó, ý nghĩa của cây lộc vừng là mang lại tài lộc và sự yên bình.
Thêm vào đó, hoa của cây lộc vừng thường có màu đỏ tượng trưng cho ngày tết. Điều đó thể hiện ý nghĩa may mắn và hỷ sự. Lá cây có màu xanh tươi tốt tức là ý chí kiên cường, vượt lên mọi nghịch cảnh, bền lâu.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Cách trồng cây lộc vừng
Việc trồng cây lộc vừng không quá khó khăn vì loại cây này có khả năng chịu hạn hán và ngập úng tốt. Hai phương pháp để trồng được cây lộc vừng là gieo cây con hoặc chiết cành.
Dù trồng cây lộc vừng không khó khăn nhưng bạn vẫn cần lưu ý khi chọn đất trồng. Cây lộc vừng thường sẽ phát triển tốt trên những loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, độ tơi xốp và có khả năng thoát nước tránh úng rễ. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đất mùn pha với phân ủ mục cũng rất tốt cho việc sinh trường của cây đó nha.
Bạn có thể cân nhắc trồng cây lộc vừng nếu có sân vườn rộng hoặc một chậu lộc vừng bonsai cũng là một lựa chọn không tồi để trang trí cho ngôi nhà của mình,
Cách chăm sóc cây lộc vừng
Sau khi trồng cây rồi thì điều cần lưu ý nữa là cách chăm sóc cây sao cho hợp lý. Nếu đất trồng đã có đủ chất dinh dưỡng thì việc phân bón cũng không quá cần thiết. Cách khoảng 3-5 tháng bón phân NPK quanh gốc trong giai đoạn cây còn non hoặc giai đoạn ra hoa.
Cây lộc vừng là loại cây ưa ánh sáng nên bạn hãy để ý vùng trồng cây sao cho có nhiều ánh sáng chiếu vào. Tuy nhiên, khi cây còn non không nên đặt cây ở nơi có nắng quá gắt bạn nhé.
Là loại cây xanh ưa ẩm ở mức trung bình nên việc tưới nước cũng không cần quá nhiều. Cứ mỗi ngày tưới cho cây vào 2 buổi sáng và chiều tối là được. Đặc biệt, vào mùa hè có thể tưới nhiều hơn để tăng độ ẩm cho cây.
Thường xuyên kiểm tra cây để ngừa sâu bệnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nếu cây lộc vừng bị rầy hay nấm thì bạn có thể phun thuốc cho cây.
Trồng cây lộc vừng trước nhà tốt hay xấu?
Cây lộc vừng không chỉ là loại cây cảnh phù hợp để trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ tốt. Vì vậy, trồng cây lộc vừng trước nhà là lựa chọn hợp lý.
Cây nở hoa có mùi thơm thoang thoảng và có khả năng đuổi côn trùng có hại cho gia đình. Khi cây đủ lớn, cây có thể trở thành bóng mát. che nắng che mưa hiệu quả.
Lưu ý khi trồng cây lộc vừng trước nhà
Bạn cần lưu ý trồng cây lộc vừng bên phải hoặc trái của ngôi nhà thay vì trồng chính giữa sẽ ảnh hưởng tới vận khí của gia đình.
Đừng quên xem lại thông tin cây lộc vừng hợp tuổi nào, mệnh nào để mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ bạn nhé!
Câu hỏi thường gặp
Có nên trồng cây lộc vừng trong nhà không?
Cây lộc vừng thích hợp trồng trong khuôn viên nhà, tạo không gian xanh, mát mẻ và thu hút tài lộc cho gia chủ.
Lá lộc vừng ăn được không?
Lá lộc vừng có vị chua và chát nên thường được đưa vào chế biến những món ăn như là món gỏi.
Vì sao lộc vừng không ra hoa?
Đa số cây lộc vừng sẽ ra hoa khi đến độ như cây lộc vừng hoa đỏ, hoa trắng,…
Trên đây là những thông tin về cây lộc vừng cũng như cây lộc vừng hợp tuổi nào mà chúng mình gửi tới quý độc giả. Đừng quên theo dõi và ủng hộ Newtimescity trong những bài viết tiếp theo nhé!